Các doanh nghiệp nước ngoài cần lưu ý những gì khi làm việc với nhân viên người Việt Nam?


Việt Nam tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trên thế giới để tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số người nước ngoài vẫn gặp khó khăn trong việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tích cực với người Việt Nam, đặc biệt là nhân viên của họ. Nếu bạn là một trong số đó, vài biết này có thể giúp ích cho bạn đấy!

1. Tôn giáo

- Nho giáo (chủ yếu thiên về triết học) có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và tư tưởng của người dân Việt Nam. Hai tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam là Phật giáo và Thiên chúa giáo, nhưng phần lớn người dân không theo tôn giáo nào cả mà chỉ thờ cúng tổ tiên.

2. Phong cách làm việc

- Người Việt khá đúng giờ, đặc biệt là trong các cuộc họp quan trọng.

- Họ thường rất nghiêm túc trong các cuộc họp tại nơi làm việc.

- Phân biệt giới tính thường không phổ biến. Tuy nhiên, nữ giới làm việc trong các lĩnh vực như công nghệ, chính trị và giao thông vận tải ít hơn nhiều so với nam giới, và điều này không liên quan gì đến phân biệt giới tính.

- Để thúc đẩy tinh thần hợp tác và khả năng làm việc nhóm, người Việt thường có xu hướng tiếp xúc/ gặp gỡ đồng nghiệp ngoài giờ làm việc để xây dựng niềm tin. Đây là lý do vì sao các công ty ở Việt Nam thường dành một khoảng ngân sách tài trợ cho các buổi ăn uống hoặc các hoạt động thể thao hàng tháng của nhân viên. Ở Việt Nam, hợp đồng nhiều khi được ký trên bàn tiệc hoặc khi tham gia vào các hoạt động giải trí cùng với đối tác.

- Do ảnh hưởng bởi văn hóa thứ bậc trong Nho giáo nên hầu hết người Việt cho rằng họ nên tôn trọng những người có chức vụ cao hơn hoặc lớn tuổi hơn mình.

- Người Việt Nam thường hiếu khách. Bạn có thể được họ chiêu đãi một bữa ăn uống, và họ cũng mong điều tương tự từ bạn nếu họ là khách.

3. Giao tiếp

- Trong giao tiếp, người Việt có xu hướng né tránh chủ đề chính trị, đặc biệt là chính trị Việt Nam.

- Nụ cười không phải lúc nào cũng có nghĩa là họ đang "vui vẻ". Cười cũng có thể có nghĩa là:

          1. "Chào"

          2. Tôi đang cố tỏ ra thân thiện

          3. Tôi cảm thấy xấu hổ

          4. Tôi xin lỗi vì tôi đã làm sai điều gì đó

- Bắt tay: Không phải người Việt nào cũng biết bắt tay đúng cách vì có thể họ chưa từng được học. Do đó, một cái bắt tay không chặt không nhất thiết có nghĩa là họ thiếu tự tin hoặc bất lịch sự, nó chỉ đơn giản là do người đó chưa biết cách bắt tay đúng cách mà thôi.

- Người Việt có thể bắt đầu câu trả lời bằng “YES” hoặc “OK”, nhưng điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là “Đồng ý” hoặc “Có” mà có nghĩa là họ hiểu những gì bạn đang nói. Sau "YES" hoặc "OK" mới là câu trả lời thực sự. Ví dụ:

"What do you think about Solution A?" (Bạn nghĩ như thế nào về giải pháp A?)

Một vài người sẽ trả lời "YES. I think that solution A is good but solution B is better." (Tôi nghĩ rằng giải pháp A là tốt nhưng giải pháp B thì tốt hơn).

- Do sự khác biệt trong cấu trúc ngôn ngữ, bạn nên tránh đặt vấn đề bằng câu hỏi đuôi vì cách trả lời từ người Việt có thể sẽ làm bạn hiểu nhầm. Ví dụ:

"Solution A isn’t good enough, is it?” (Giải pháp A không tốt, phải không?)

Một số người sẽ trả lời là “YES”. Câu trả lời “YES” ở đây có nghĩa là “Tôi đồng ý với bạn rằng giải pháp A không tốt” chứ không phải là “Giải pháp A tốt”. Thay vào đó, chúng ta nên hỏi “Bạn có đồng ý rằng giải pháp A không tốt không?”

- Khi một nhóm người Việt được hỏi ý kiến về điều gì đó, nếu họ im lặng, thì có thể được hiểu theo hai cách sau:

         1. Nhóm đồng ý (hoặc ít nhất là không phản đối) đề xuất. Đây là kịch bản có thể xảy ra nhất; hoặc

         2. Nhóm ngạc nhiên hoặc bị sốc trước đề xuất.

4. Giải trí

Các sự kiện giải trí sau đây khá phổ biến ở Việt Nam và bạn có thể được mời tham dự nếu làm việc cùng với họ đấy:

· Đi ăn uống

· Karaoke

· Trò chuyện ở quán cà phê

· Trò chuyện ở quán bar và quán rượu

5. Cách ăn mặc

Nhìn chung, người Việt thường ăn mặc bình dân hơn người phương Tây. Điều này có thể là do thời tiết nắng nóng ở Việt Nam, đặc biệt là miền Nam Việt Nam.

- Nhân viên công sở thường mặc áo sơ mi và quần tây.

- Mọi người chỉ mặc vest và cà vạt trong các cuộc họp quan trọng (chẳng hạn như khi ký hợp đồng).

- Hiện nay, nhân viên tại một số doanh nghiệp nước ngoài có thể ăn mặc đơn giản. Một số công ty có ngày freestyle vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy, vì vậy nhân viên thậm chí có thể mặc quần short và dép xăng đan đến văn phòng.

6. Nghỉ phép hàng năm và các ngày nghỉ lễ

- Người lao động tại Việt Nam được nghỉ phép năm ít nhất 12 ngày, nhưng một số công ty cho phép nhân viên nghỉ đến 20 ngày.

- Người lao động ở Việt Nam thường không để dành toàn bộ ngày nghỉ phép hàng năm cho một chuyến du lịch dài ngày. Thay vào đó, họ sử dụng trong các chuyến đi ngắn xuyên suốt trong năm.

- Việt Nam có 10 ngày nghỉ lễ, trong đó Tết (hoặc Tết Nguyên đán) là quan trọng nhất (giống như lễ Giáng sinh trong văn hóa phương Tây). Dù kỳ nghỉ Tết chỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người sử dụng ngày nghỉ phép năm để kéo dài kỳ nghỉ quan trọng này.

Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp các bạn sẽ hiểu thêm về nhân viên người Việt của bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài!


Nguồn: agilevietnam


Bạn đang tìm thuê văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh?

Tòa nhà CJ tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nơi bạn có thể dễ dàng tận hưởng mọi tiện ích cần thiết xung quanh. Hiện Tòa nhà CJ của chúng tôi đang cung cấp toàn diện các giải pháp văn phòng và tòa nhàHãy liên hệ với chúng tôi để tìm cho mình một không gian làm việc lý tưởng và bắt tay ngay vào việc phát triển doanh nghiệp của bạn nhé.

news relative
XU HƯỚNG “NGHỈ VIỆC TRONG IM LẶNG” DẦN LAN RA TOÀN CẦU
CHỈ LÀM ĐỦ VIỆC RỒI VỀ, KHÔNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY, NGẮT KẾT NỐI VỚI ĐỒNG NGHIỆP SAU GIỜ LÀM
THỊ TRƯỜNG VĂN PHÒNG CUỐI NĂM 2023
Một số điểm nổi bật của thị trường văn phòng năm 2023
TP.HCM đứng thứ nhì Đông Nam Á về giá thuê văn phòng: 1.000 USD chỉ thuê được 20,9 m2/tháng, mắc gần gấp đôi Hà Nội
"Cụ thể là với cùng số tiền 1.000 USD, tại TP.HCM chỉ có thể thuê được diện tích văn phòng hạng A bé hơn một nửa do với diện tích thuê được ở Hà Nội, khiến chi phí tiền thuê của thành phố này ngang ngửa chi phí tại Berlin hay Đài Bắc," ông Leo Nguyễn - Giám Đốc bộ phận Chiến lược & Giải pháp cho khách thuê của Knight Frank, cho biết
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NỔI BẬT - THÁNG 7.2021
Theo ông Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, đợt nhiễm COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn nhiều so với những đợt trước. Nhiều thành phố ở Việt Nam đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỔI BẬT - THÁNG 9.2021
Các tỉnh thành tại Việt Nam đang dần trở lại bình thường vào tháng 9, hứa hẹn sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm 2021.
Cách tạo mã QR đăng ký điểm kiểm dịch cho văn phòng trong đại dịch Covid-19
Mã QR là một công cụ vô cùng thuận tiện cho khách hàng khai báo y tế trước khi vào văn phòng của bạn, từ đo có thể giúp bạn và các quan nhà nước dễ dàng theo dõi số lượng và liên hệ với khách hàng nếu họ chẳng may mắc Covid-19. Bạn có thể tạo mã QR với 5 bước sau:
CJ BUILDING

2 Bis 4 - 6, CJ Building, Ben Nghe Ward, Dist 1, HCMC

Tel: +84 28 6255 6800 | Fax: +84 28 6255 6801

Email: leasing@cjbuilding.com.vn


Copyright @2019 CJ BUILDING. All rights reserved